Sản phẩm đã xem
Danh mục sản phẩm
Sản phẩm đã xem
Menu

Hướng Dẫn Cách Tính Thời Gian Lưu Điện Của UPS

  • Ngày đăng:17-03-2023
  • Lượt xem:58392

    Xem nhanh

Bộ lưu điện là gì?

Bộ lưu điện, hay còn gọi là UPS (Uninterruptible Power Supply) được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện tử như máy tính, máy chủ, thiết bị mạng và các thiết bị điện khác khỏi những sự cố về điện như mất điện, sụt áp, tạm ngừng cung cấp điện. Bộ lưu điện hoạt động bằng cách lưu trữ năng lượng điện và cung cấp nó cho các thiết bị khi nguồn điện chính không hoạt động. Bộ lưu điện giúp đảm bảo các thiết bị điện tử được giữ nguyên trạng thái hoạt động và không bị mất dữ liệu hoặc hư hỏng khi xảy ra sự cố về điện.

Trước khi mua bộ lưu điện để sử dụng bạn cần phải lưu ý 3 yếu tố sau:

  • Xác định tổng công suất của toàn bộ tải
  • Thời gian cần sử dụng
  • Dung lượng bình ắc quy

 

Các bước và công thức tính thời gian lưu điện

Bước 1: Tính tổng và xác định công suất sử dụng thực tế của các thiết bị cần sử dụng khi mất điện. (Chi tiết xem bảng bên dưới).

Lưu ý: khi mất điện nên hạn chế hoặc thay thế các thiết bị có công suất lớn để đảm bảo bộ lưu điện có thể cung cấp đủ điện.

STT TÊN THIẾT BỊ CÔNG SUẤT THÔNG THƯỜNG
1 Camera hồng ngoại 15W
2 Đầu ghi hình 45W
3 Máy tính để bàn (PC) 300W
4 Máy Fax 45W
5 Thiết bị mạng 10W
6 Tivi LCD 32" 80W
7 Máy In văn phòng 250W
8 Máy tính xách tay (Laptop) 110W
9 Quạt điện 50-80W
10 Đèn chiếu sáng 20-40W
11 Điều hoà (máy lạnh) 2HP 1500W
12 Điều hoà (máy lạnh) 1,5HP 1100W
13 Tủ lạnh từ 100W - 500W
14 Nồi cơm điện 500 - 700 W

 

Bước 2: Tính công suất bộ lưu điện

  • Đối với những thiết bị có dòng khởi động nhỏ như màn hình LCD, máy tính, TV, đèn, quạt điện, camera quan sát thì công suất của bộ lưu điện nên lớn hơn 1,5 lần tổng công suất thực tế.
  • Đối với thiết bị có dòng khởi động lớn như máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt,..thì công suất của bộ lưu điện tối thiểu phải gấp 2 lần, nhiều thiết bị có thể gấp 2.5 - 3 lần thực tế.

 

Bước 3: Xác định thời gian cần thiết sử dụng hệ thống, tùy thuộc vào nhu cầu thực trạng hay số giờ mất điện một ngày.

 

Bước 4: Áp dụng công thức dưới đây để tính thời gian lưu điện

  • Công thức 1: Tính dung lượng của bình ắc quy : AH=(T * W) / (V*pf) 
  • Công thức 2:  Tính thời gian cần có điện của hệ thống: T= (AH * V * pf) / W

 

Trong đó:

 T: thời gian cần có điện của hệ thống

W: Tổng công suất tiêu thụ trong hệ thống

V: Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy

AH: Dung lượng của bình ắc quy

pf: Hệ số năng suất của bộ lưu điện: thường là 0.6 ~ 0.9

Lưu ý: công thức chỉ áp dụng khi quy chuẩn về loại bình acquy 12V

 

Ví dụ tính cụ thể

Lựa chọn bộ lưu điện cho ngôi nhà gồm các thiết bị sau: 1 Tivi, 3 camera hồng ngoại, 1 đầu ghi hình, 2 bóng đèn, 1 nồi cơm điện, 1 tủ lạnh, 1 quạt điện. Giả sử mất điện trong vòng 5 tiếng

Bước 1: Công suất thực tế của hệ thống: 80 + 15*3 + 45 + 20*2 + 500 + 1000 + 50 = 1760 W

Bước 2: W= 1760 * 2.5 = 4400V cần công suất UPS khoảng 4400W

Bước 3: Theo nhu cầu, thời gian sử dụng T= 5

Bước 4: Tính dung lượng

Tính công suất bình ắc quy theo thực tế

AH: (T*W) / (V * pf) = (5 *4400) / ( 110 * 0,7) = 285 Ah. Vậy cần phải mua ít nhất  23 bình ắc quy 120Ah/12V đạt yêu cầu.

 

Trên đây là công thức tính thời gian lưu điện của bộ lưu điện (UPS) cho các thiết bị hay được sử dụng. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng và môi trường mà bạn hãy tính toán thời gian để lựa chọn loại UPS phù hợp. Nếu muốn mua bộ lưu điện bạn cũng có thể liên hệ ngay cho Digione theo hotline 1800 0047 để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất.

 

sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng